Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bài báo “Using morpho-anatomical traits to predict the effect of earthworms on soil water infiltration”, xuất bản trên tạp chí Geoderma.
Mặc dù giun được biết đến như một sinh vật có thể làm tăng độ xốp của đất và khả năng thấm nước của đất nhưng hiểu biết về những đặc điểm hình thái của giun ảnh hưởng như thế nào với đất vẫn còn chưa biết đến một cách rõ ràng. Do đó, nghiên cứu sinh Phạm Văn Quang (ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN) và cộng sự ở Viện Khoa học Sinh thái và Môi trường (ĐH Sorbonne), ĐH Cần Thơ, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (VAST) đã tập trung vào mối quan hệ giữa quá trình thấm nước trong đất, tính chất mạng lưới hang, hình thái và giải phẫu của sự đa dạng của các loài giun đất.
Để thực hiện nghiên cứu, họ đã lấy mẫu 23 loài giun đất ở miền Bắc Việt Nam và đo lường tiên nghiệm 16 đặc điểm hình thái-giải phẫu liên quan đến hành vi hàng ngày. Sau đó, họ đã quan sát giun trong phòng thí nghiệm và hệ thống hang mà chúng đào để xem thuộc tính hang và độ dẫn thủy lực bão hòa của đất. Họ phát hiện ra sự khác biệt đáng kể giữa các loài thuộc các hệ sinh thái tương tự hoặc khác nhau đối với độ dẫn thủy lực bão hòa của đất. Các khu vực đất có giun có độ xốp gấp 30 lần so với đất không có giun. Qua hệ thống hang (thể tích và tính liên tục của hang) và hoặc các đặc điểm hình thái giải phẫu (trọng lượng cơ thể…), họ cũng có thể dự đoán được độ dẫn thủy lực trong đất, trong đó giun có trọng lượng cơ thể lớn, độ dày cơ tròn và dọc có liên quan tích cực đến thể tích và tính liên tục của hang, qua đó có khả năng làm tăng độ dẫn thủy lực bão hòa cao nhất.
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, những thông tin này có thể đem lại gợi ý về đặc điểm như vậy có thể được sử dụng để ưu tiên các thực hành có lợi để giúp tăng cường các biện pháp phục hồi đất và tiết kiệm nước tưới tiêu.
Anh Vũ